Tỷ Số Truyền Là Gì Và Lời Giải Thích Từ Chuyên Gia 2019

February 22, 2019 9:33 am
Rate this post

Tỷ số truyền là gì ư? rất đơn giản, Dũng cứ nhớ quy tắc đòn bẫy: “lợi về lực thì thiệt về đường đi và ngược lại”.

Tỉ số truyền sẽ được tính như sau: TST= TC/SC

 Tỉ số truyền lớn hơn 1 (tst>1) là lợi về lực. Tst= 2 là lợi về lực gấp 2 lần. (vd ta tác động lực 2kg có thể nâng được vật 4kg) – Tỉ số truyền nhỏ hơn 1(tst<1) là lợi về đường đi (thiệt về lực). Ví dụ như xe đạp, ta đạp 1 vòng thì bánh xe quay 2 vòng. Giúp xe chạy nhanh hơn.

Đừng ngần ngại gởi bất cứ thắc mắc nào thì hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây

Khái niệm

“Lợi về lực thì thiệt về đường đi và ngược lại” (nguyên lý đòn bẩy)

Dựa vào nguyên lý của Accimet người ta đã truyền động trên các bánh răng có số răng khác nhau.


Bánh răng A có số răng chỉ bằng 1 nửa bánh răng B. Khi A quay 2 vòng thì mới kéo B đi được 1 vòng. Lực sẽ được chia đều trong 2 vòng quay, như vậy, dù bánh răng B có nặng bao nhiêu, nhưng người kéo bánh răng A vẫn cảm thấy nhẹ nhàng.

Ở ví dụ trên. Người ta sẽ quay bánh răng A. Thì bánh răng A gọi là Sơ cấp (SC). Bánh răng B gọi là Thứ cấp (TC).

Tỉ số truyền sẽ được tính như sau: TST= TC/SC

Trong ví dụ trên tỉ số truyền là TST= 20/10= 2.
– Tỉ số truyền lớn hơn 1 (tst>1) là lợi về lực. Tst= 2 là lợi về lực gấp 2 lần. (vd ta tác động lực 2kg có thể nâng được vật 4kg)
– Tỉ số truyền nhỏ hơn 1 (tst<1) là lợi về đường đi (thiệt về lực). Trong ví dụ trên, ta quay trực tiếp bánh B, thì bánh B lúc này là Sơ cấp. TST lúc này sẽ là 10/20= 0.5. Nếu đủ lực, ta sẽ quay được bánh B và kéo theo bánh A quay nhanh gấp đôi. Lúc này sẽ lợi về đường đi, cụ thể ở đây là vòng tua. Ví dụ như xe đạp, ta đạp 1 vòng thì bánh xe quay 2 vòng. Giúp xe chạy nhanh hơn.

Tên gọi các loại tỉ số truyền trên xe máy

Cơ cấu tuyền động xe đạp chỉ có 2 bánh răng: nhông trước (dĩa) và nhông sau (líp) được nối với nhau bởi dây sên (xích). Cơ cấu đơn giản chỉ có 2 bánh răng như ví dụ trên ta dễ dàng gọi tên 2 bánh răng Sơ cấp và thứ cấp

Nhưng với động cơ xe máy có rất nhiều bánh răng nối với nhau thì gọi như thế nào?

Nhà sản xuất vẫn giữ nguyên tắc chỉ có 2 bánh răng sơ cấp- thứ cấp nối với nhau từng cặp. Bánh răng sơ cấp truyền động từ nguồn phát ra lực, bánh răng thứ cấp truyền động tới bộ phận kế tiếp (hoặc tới bánh xe). Càng gần nguồn phát thì gọi là sơ cấp, càng gần đích (bánh xe) thì gọi là thứ cấp.

Người ta chia ra từng cặp SC-TC. Mỗi cặp đó là một bộ phận.

– Tỉ số truyền của cặp bánh răng nhông hú gọi là tỉ số truyền sơ cấp (Primary Reduction Gear Ratio)


Nhông hú của honda67 và cặp nhông hú răng xéo của suzuki xbike (A- sơ cấp nối với cốt tay dên, B- thứ cấp nối với nồi sau và truyền động qua bộ số) (bấm vào hình để phóng to)

– Tỉ số truyền của từng cặp bánh răng trong hộp số gọi là tỉ số truyền của từng số (thuật ngữ tiếng Anh vẫn gọi ngắn gọn là Gear Ratio)


Bộ 5 số ss50

– Tỉ số truyền của cặp nhông dĩa trong bộ nhông sên dĩa gọi là tỉ số truyền thứ cấp (Secondary Reduction Gear Ratio). Ví dụ nhông 13- dĩa 40 thì tỉ số truyền là 40/13= 3.077
Khi sắp lại bộ nhông sên dĩa, người ta thích chọn dĩa có số răng là số nguyên tố, hoặc tỉ số truyền là số vô tỉ. Ví dụ 40/13= 3.0769230769230769……

Từ Khóa Liên Quan:

cách xác định tỷ số truyền

tỉ số truyền hộp giảm tốc là gì

tỷ số truyền tăng

tỷ số truyền motor

cách tính tỉ số truyền đai

cách tính tỷ số truyền puly

tỉ số truyền motor giảm tốc

tỉ số truyền hộp số xe máy